THƯ MỤC SÁCH MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

LỜI GIỚI THIỆU
Dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay rất đỗi hào hùng, nhưng cũng đầy đau thương và mất mát. Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, không biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống.
Biết bao thế hệ cha anh đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình, góp máu xương để giải phóng trọn vẹn đất nước. Các anh, các chị đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ để chúng ta hôm nay được sống trong độc lập tự do, hòa bình và hạnh phúc. Đất nước có được hòa bình, ổn định, phát triển như hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng, liệt sỹ của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ tổ quốc vĩ đại.
Để kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2020 và 49 năm ngày chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”. Thư viện trường TH&THCS Tân hiệp A5 biên soan cuốn thư muc “Những năm tháng đã qua ”. Quyển thư mục chuyên đề được biên soạn trên 10 nguồn tài liệu khác nhau. Với mong muốn lưu giữ và truyền tải những giá trị tốt đẹp nhất của của dân tộc và con người Việt nam.
Trong quá trình biên soạn, khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc, để thư mục chuyên đề sau được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Tân Hiệp A, ngày 26 tháng 03 năm 2021
Thư viện Trường Tiểu học và THCS Tân hiệp A5.

SÁCH THAM KHẢO

1. Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam / Trần Diễn . – NXB CAND: Hn, 2005 . – 183 tr; 21cm.
2. Đại tướng Hoàng Văn Thái: Với chiến dịch Điên Biên Phủ / Phạm Quang Định . – NXB QĐND: Hn , 2004 . – 355tr; 21cm.
3. Đảng chỉ đạo giàng thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 – 1975 / Nguyễn Xuân Tú . – NXB Lao Động : Hn, 2003 . – 271tr; 19cm.
4. Đồng đội : Truyện và ký / Nguyễn Chu Phác . – NXB QĐND , 2004 . – 139tr ; 21cm.
5. Đường về Pắc Bó/ An Quân . – NXB CAND: Hn, 2005 . – 215tr ; 21cm.
6. Hà nội huế sài gòn tháng 8 năm 1945/ Minh Tranh, Quốc Quang, Nguyễn Văn Trấn . – NXB QĐND : Hn , 2004 . – 168 tr ; 21cm.
7. Lương Văn Can và phong trào Duy Tân Đông Du / Lý Tùng Hiếu . – NXB Văn hóa sài gòn : TP.HCM , 2005 . – 343 tr ; 21cm.
8. Phong trào Đông Du ở Việt Nam / Đỗ Thị Phấn . – NXB Tạp chí xưa – nay, VHSG : TP.HCM , 2007 . – 264 tr ; 21cm.
9. Tuổi trẻ Sài gòn Mậu thân 1968 / Nhiều tác giả . – NXB trẻ : TP.HCM , 2003 . – 293 tr ; 21cm.

1. TRẦN DIỄN
Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam/ Trần Diễn. – NXB CAND: Hn, 2005. – 183 tr; 21cm.
9(V)

L250H
Viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pari (Pháp) năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Dịch theo cuốn sách xuất bản lần đầu tiên và đã đối chiếu với cuốn xuất bản năm 1946 ở Việt Nam. Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925- 1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor.
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục
* Chương 1: Thuế máu
* Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ
* Chương 3: Các quan thống đốc
* Chương 4: Các quan cai trị
* Chương 5: Những nhà khai hoá
* Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị;…
* Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam
Nội dung tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt “dân bản xứ” phải đóng “thuế máu” cho chính quốc… để “phơi thây trên chiến trường Châu Âu”; đày đoạ phụ nữ, trẻ em “thuộc địa”; các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bày thú dữ, v.v. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng
tháng Mười Nga, tiêu diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc – một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho nhân dân Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Marx-Lenin.

2. NGUYỄN XUÂN TÚ
Đảng chỉ đạo giàng thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 – 1975/ Nguyễn Xuân Tú. – NXB Lao Động: Hn, 2003. – 271tr; 19cm.
9 (V)

NG527X
Sách viết về cuộc cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những điều kiện trong nước và Quốc tế khác nhau, tương quan lữc lượng địch ta khác nhau và cách mạng cũng có những thuận lợi khó khăn khác nhau. Trong đó, thời kỳ 1965 – 1975 là thời kỳ rất đáng chú ý. Thời kỳ mà dân tộc ta đương đầu vời cuộc chiến tranh xam lượt của đế quốc Mỹ ở nấc thang cao nhất, ác liệt nhất trên cả hai miền Nam, Bắc trong điều kiện quốc tế hết sức phức tạp. Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia đứng trước sự mất còn, chiến tranh diễn ra trong phạm vi Việt Nam hoặc có thể lan rộng thành cuộc chiến tranh thế giới mới.

3. PHẠM QUANG ĐỊNH
Đại tướng Hoàng Văn Thái: Với chiến dịch Điên Biên Phủ/ Phạm Quang Định . – NXB QĐND: Hn, 2004 . – 355tr; 21cm.
Tập hồi ức Những Năm Tháng Quyết Định của Đại tướng Hoàng Văn Thái sẽ giới thiệu với bạn đọc hoạt động của Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quân ủy Trung ương và của cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, từ năm 1973 đến năm 1975. Hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài thao lược của Đảng ta trong giai đoạn quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

4. NGUYỄN CHU PHÁC
Đồng đội: Truyện và ký/ Nguyễn Chu Phác. – NXB QĐND, 2004 . – 139tr;
V24
NG527CH
Trong tập đồng đội có 9 truyện ngắn và ký viết từ 1958 đến nay với chiến dịch Đện Biện Phủ mủa xuân 1054 thời kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. tất cả những truyện và ký trong tập này đếu in tên tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Quân đội nhân dân, Tuần báo Văn nghệ, báo Lao động, Hà nộii mới,… Cuốn sách Đồng đội được tác giả gộp lại thành một tập nhân dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện chấn động địa cầu.

5. AN QUÂN
Đường về Pắc Bó/ An Quân. – NXB CAND: Hn, 2005. – 215tr; 21cm.
9 (V)
A105QU
Đường về Pắc Bó là tập truyện ký của nhà văn Ngọc Châu (tức An Quân), nguyên Đại tá – Cục trưởng cục Chính trị, Bộ tư lệnh biên phòng đã từng công tác ở cục cảnh vệ, Chính ủy Trung đoàn 600 từ năm 1953 đến năm 1969.
Bằng những tài liệu xác thực, sách đã để lại trong tâm trí của tác giả nhiều bài học và những kỷ niệm sâu sắc về tình nhân ái, sự hiểu biết. qua những mẫu chuyện nhỏ đó tác giả làm cho ta hiểu hơn tấm lòng của người. Một tấm lòng vĩ đại làm nên nhân cách Hồ chí Minh.
6. MINH TRANH
Hà nội huế sài gòn tháng 8 năm 1945/ Minh Tranh, Quốc Quang, Nguyễn Văn Trấn. – NXB QĐND : Hn , 2004. – 168 tr ; 21cm.
9 (V)
M 312 TR
Những ngày cách mạng sục sôi vào tháng 8 năm 1945, ở Huế với lực lượng to lớn của giai cấp nông dân đã sát cánh cùng giai cấp công nhân trong nhiều cuộc đấu tranh và có cả lực lượng thanh niên, sinh viên; ở Huế – Thừa Thiên – nơi trọng yếu của Trung kỳ – tập trung chính phủ Trần Trọng Kim, bộ trưởng thân Nhật và tất cả bộ máy chính quyền mới với nhiều quan lại, công chức đang tại chức hoặc về hưu; ở Nam bộ – một cuộc hoạt động phối hợp thống nhất với toàn quốc, đấu tranh chủ yếu về chính trị…
Tuy mỗi nơi mỗi khác nhau nhưng cùng hướng về mục đích giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Ở quyển sách này, các tác giả đã ghi lại những ngày oanh liệt trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở ba trung tâm lớn nhất của nước ta: Hà Nội – Huế – Sài Gòn, nhằm góp thêm một phần tư liệu lịch sử cũng như tái hiện lại những năm tháng hào hùng của dân tộc trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm.

7. LÝ TÙNG HIẾU
Lương Văn Can và phong trào Duy Tân Đông Du / Lý Tùng Hiếu . – NXB Văn hóa sài gòn : TP.HCM , 2005 . – 343 tr ; 21cm.
9 (V)
L600T
Cuốn sách này là một công trình góp phần vun đắp truyền thống tri ân và tiếp bước tiền nhân mà các thế hệ thầy và trò Trường Trung học Lương Văn Can đã kiên trì thực hiện qua việc chọn tên Lương Văn Can để đặt cho trường vào năm 1974, dựng tượng và biên soạn tiểu sử Lương Văn Can vào năm 1997, tiến hành các hoạt động kỷ niệm 150 năm ngày sinh Lương Văn Can trong năm 2004, v.v.
Chính vì vậy, việc biên soạn cuốn sách đã được thầy Uông Đại Bằng, thầy Hồ Công Hưng, Ban Liên lạc Cựu học sinh Lương Văn Can và cựu học sinh các khoá nhiệt tình ủng hộ cả về tinh thần và vật chất. Chính sự vun quén đó, cộng với sự giúp đỡ nhiệt thành của một số hậu duệ cụ Lương Văn Can và một số nhà sử học, đã giúp cho cuốn sách được hoàn thành đúng hạn, và đem lại cho nó một giá trị tinh thần đặc biệt: nó là một thành quả tập thể, thể hiện lòng tri ân và niềm tự hào của thầy và trò Trường Trung học Lương Văn Can đối với một nhà giáo dục danh tiếng, một chí sĩ đã tận lực hy sinh, cống hiến cho đất nước suốt 20 năm đầu thế kỷ 20.

8. ĐỖ THỊ PHẤN
Phong trào Đông Du ở Việt Nam/ Đỗ Thị Phấn. – NXB Tạp chí xưa – nay, VHSG: TP.HCM , 2007. – 264 tr ; 21cm.
9 (V)
Đ450TH
Vào đầu thế kỷ XX, trên khắp đất nước Việt Nam đã dậy lên làn sóng duy tân, hiện đại hóa, biểu hiện cho làn sóng này là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập. Mở đầu của chuyến đi (tháng 10 năm 1905) của Phan Bội Châu là đưa 3 thanh niên là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết bí mật vượt qua vòng lưới mật thám Pháp. Tiếp theo sau đó là đoàn thứ hai gồm 5 người, trong số đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh là con cụ Lương Văn Can – Hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội. Chỉ một năm sau đó, năm 1906, Cường Để – Hội chủ hội Duy Tân cũng bí mật lên đường sang Nhật. Đến năm 1908, Phan Bội Châu đã đưa khoảng 200 lưu học sinh của Việt Nam sang Nhật học tập (tại trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện), trong đó có khoảng 100 người quê ở miền Nam.

9. NHIỀU TÁC GIẢ
Tuổi trẻ Sài gòn Mậu thân 1968 / Nhiều tác giả . – NXB trẻ : TP.HCM , 2003 . – 293 tr ; 21cm.
9 (V)
NH 309 T
Sách “Tuổi Trẻ Sài Gòn Mậu Thân 1968” được tái bản lần 2 nhân kỷ niệm 45 năm Mậu Thân. Sách gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả viết về vai trò của tuổi trẻ Sài Gòn – Gia Định cùng với các đơn vị quân sự và nhân dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968… Tất cả mãi mãi được ghi vào lịch sử thành phố như những sự kiện không thể nào quên.
Cách đây 40 năm, quân đội Bắc Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết mậu Thân năm 1968 trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. Đây là một sự kiện lịch sử đáng tự hào của quân và dân ta trên con đường đấu tranh, giải phóng và thống nhất đất nước, sự kiện này cũng đã gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất về chiến tranh Việt Nam.

THU MUC SÁCH MOT THOI DE NHO doc (2)